3 vai trò của CFO trong chiến lược phát triển ESG bền vững của doanh nghiệp

Những tiêu chuẩn và hướng dẫn mới được phát triển đã khiến cho các yêu cầu và quy định về phát triển bền vững ngày càng nghiêm ngặt hơn. Đây là điều mà một các công ty cần phải xem xét một cách cẩn thận khi tổng hợp những báo cáo về Bền vững của mình. Cụ thể, bộ phận Tài chính của doanh nghiệp phải thu thập, quản lý và giải thích nhiều dữ liệu hơn nữa về quá trình phát triển bền vững của doanh nghiệp. Để làm được việc này, vai trò của CFO trong doanh nghiệp là vô cùng quan trọng.

1. Đóng góp vào chiến lược phát triển của doanh nghiệp bằng cách tích hợp các số liệu về Bền vững vào quy trình phân tích tài chính 

Khi thực hiện phát triển bền vững, mọi doanh nghiệp đều phải đối mặt với các yếu tố có thể ảnh hưởng đến hiệu suất của họ, bao gồm cả những tác động tiêu cực và tích cực. Ví dụ, khí hậu thay đổi có thể dẫn đến lượng mưa thay đổi, các loại cây trồng, vật nuôi cũng theo đó mà được mùa/mất mùa. Khi đó, các doanh nghiệp trong lĩnh vực nông nghiệp hoặc sử dụng nguồn nguyên liệu sản xuất từ nông nghiệp đều có thể ảnh hưởng,…

Chính vì vậy, bộ phận Tài chính cần thống kê và phân tích cả các dữ liệu liên quan đến tình hình phát triển bền vững của doanh nghiệp lẫn của cả cộng đồng. Cùng với những phòng ban khác, các CFO phải nhìn ra được những thay đổi của khí hậu, môi trường lẫn con người sẽ tác động đến doanh nghiệp như thế nào, phạm vi ảnh hưởng của chúng lớn ra sao. 

Cùng với các giám đốc khác, CFO sẽ phải vẽ ra những kịch bản tài chính có thể xảy ra dựa trên xu hướng phát triển bền vững hiện tại. Một khi đã nắm rõ các kịch bản, CFO sẽ tiếp tục nghiên cứu để đề xuất phương án giải quyết, giúp đảm bảo an toàn cho tài chính của doanh nghiệp. Bằng cách vẽ kịch bản và đo lường tác động như trên, CFO có thể hỗ trợ quyết định tích hợp liên quan đến cả lợi nhuận, nhân viên, khách hàng lẫn xã hội. 

Để thực hiện được điều này, phòng ban tài chính không nên chỉ thu thập và đánh giá những số liệu về dòng tiền mà còn phải đào sâu vào các số liệu liên quan đến tiến trình ESG. Một vài số liệu quan trọng cần được phân tích là lượng thải carbon, dữ liệu về cơ hội xã hội và biến đổi cơ cấu lực lượng lao động. 

Bằng cách tích hợp thêm các số liệu về ESG, quá trình lập kế hoạch và quản lý hiệu suất của CFO không chỉ xoay quanh hiệu suất tài chính mà còn là một kế hoạch toàn diện bao gồm cách thức bán hàng và vận hành cần theo dõi liên tục.

2. Bộ phận tài chính cần tích chịu trách nhiệm tổng hợp và báo cáo các dữ liệu bền vững, tích hợp chúng vào các báo cáo tài chính định kỳ của doanh nghiệp

Trong một thời gian dài, việc quản lý dữ liệu về bền vững thường thuộc trách nhiệm của bộ phận Bền vững doanh nghiệp ở nhiều công ty. Tuy nhiên, sự phát triển nhanh chóng của các khung báo cáo về phát triển bền vững đang khiến cho vai trò này dần được chuyển sang bộ phận Tài chính. 

Điều này xảy ra vì những lý do chính đáng. 

Bởi khi ESG trở thành một tiêu chí quan trọng ảnh hưởng đến các quyết định xuống tiền, nhiều nhà đầu tư mong muốn thấy được những tiềm năng của doanh nghiệp trong những dữ liệu về phát triển bền vững chứ không chỉ là những bản báo cáo tài chính truyền thống. 

Theo đó, các báo cáo về tình hình phát triển của công ty hàng năm phải bao gồm dữ liệu về bền vững. Hội đồng quản trị và kiểm toán viên của công ty mong đợi bộ phận Tài chính sẽ đảm nhận trách nhiệm về dữ liệu đó.

Một lý do khác là các chuyên gia Tài chính thường là những người biết cách “giải thích số” và truyền đạt thông tin số liệu một cách dễ hiểu. Họ có thể giúp giải thích các mối quan hệ giữa dữ liệu về bền vững và dữ liệu tài chính.

Cũng cần phải nói thêm, việc thu thập và tính toán dữ liệu về tình hình phát triển bền vững vẫn chưa đạt độ đồng nhất như các báo cáo tài chính đã mất nhiều năm để phát triển trước đó. Dù vậy, những bản báo cáo về ESG vẫn đang phát triển nhanh chóng dưới sức ép của cộng đồng. 

Chủ đề phát triển nhanh nhất trong lĩnh vực bền vững hiện nay là biến đổi khí hậu. Điều này cũng thể hiện trong sự chín muồi của các khung thức báo cáo về bền vững về biến đổi khí hậu, đặc biệt là tiêu chuẩn Báo cáo và Kế toán Doanh nghiệp về Khí hậu (GHG Protocol Corporate Accounting and Reporting Standard). Khung báo cáo này hỗ trợ các công ty trong việc kế toán và báo cáo về tác động của họ đối với khí hậu.

Các tiêu chuẩn báo cáo khác cũng đang phát triển nhanh chóng, chẳng hạn như các tiêu chuẩn được phát triển bởi ISSB và ESRS theo Chỉ thị Báo cáo Bền vững Doanh nghiệp Châu Âu (CSRD). Các bộ phận quản lý dữ liệu về bền vững cũng đang ráo riết phát triển nhanh chóng về các chủ đề bền vững khác. Sự tiến bộ này giúp các giám đốc tài chuẩn thu thập và tính toán dữ liệu về bền vững dễ dàng hơn.

3 – Trong tương lai gần, CFO sẽ đảm nhận vai trò tích hợp báo cáo phát triển bền vững vào báo cáo tài chính

Các chỉ số về ESG, bao gồm cả định lượng lẫn định tính, đang trở thành những mục tiêu không thể thiếu trong kinh doanh. Tuy nhiên, việc hoàn thành một bản báo cáo về phát triển bền vững hấp dẫn không phải là điều dễ dàng. Những bản báo cáo chi tiết và chính xác đòi hỏi sự hợp tác và hiểu biết từ khắp mọi “ngóc ngách” của doanh nghiệp, cần các nhân viên từ các phòng ban phải ngồi lại để trao đổi và thống nhất. 

Bởi vậy, đây cũng là lúc các chuyên gia Tài chính, với kỹ năng dẫn dắt hợp, đảm nhận dẫn dắt sự thay đổi.

Các bộ phận Tài chính cần phải đi đầu trong quá trình thích nghi với cách làm việc mới, chào đón các công nghệ mới. Họ cũng sẽ mở rộng tầm quan tâm từ các lĩnh vực truyền thống của báo cáo tài chính sang các lĩnh vực liên quan đến phát triển bền vững – lĩnh vực thu hút sự quan tâm của các cổ đông. 

Ở một vài doanh nghiệp, cổ đông sẽ muốn tập trung thể hiện các chỉ số bền vững của họ trong sự tiến bộ về công nghệ và bành trướng của hệ thống dữ liệu. Một số doanh nghiệp khác lại muốn tập trung vào các lĩnh vực như biến đổi khí hậu, đa dạng, sự bình đẳng…

Theo đó, dự kiến trong tương lai gần (năm 2024-2025), các doanh nghiệp ở châu Âu sẽ đề cao sự quan trọng của báo cáo về bền vững tương tự như báo cáo tài chính và dần tích hợp chúng. Ngay từ bây giờ, các quy trình và kiểm soát mạnh mẽ để thu thập dữ liệu tài chính trên toàn doanh nghiệp đã được xây dựng. 

Các cơ chế để tổng hợp và tiết lộ thông tin tài chính đã được phát triển. Những cơ chế này sẽ được tận dụng để thu thập và sắp xếp dữ liệu cần thiết để thu thập và báo cáo các số liệu về phát triển bền vững hiệu quả hơn. 

Bộ phận Tài chính cũng sẽ đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo doanh nghiệp tuân thủ các tiêu chuẩn và hướng dẫn báo cáo bền vững mới chứ không chỉ tập trung vào lợi nhuận tài chính hoặc cân đối kế toán như trước.

Tại sao lại là CFO?

Trong khi các phần khác của tổ chức có thể dẫn đầu trong việc thiết lập các mục tiêu và mục đích bền vững, bộ phận Tài chính là không thể thiếu khi đến việc báo cáo về tác động và tiến triển của các hoạt động bền vững. CFO và phòng ban tài chính có thể quản lý các cam kết và ngân sách tài chính, tác động lên giá trị doanh nghiệp trong báo cáo tài chính, hoặc đảm bảo tính nhất quán cho tất cả thông tin được tiết lộ trong báo cáo hàng năm.

Vai trò của CFO thậm chí ngày càng quan trọng hơn khi số lượng vụ kiện liên quan đến biến đổi khí hậu tăng trên toàn thế giới, khiến các nhà đầu tư trở nên nhạy bén hơn về việc tạo ra những thông tin sai lệch về vấn đề môi trường. Do đó, thông tin được báo cáo trong báo cáo bền vững riêng lẻ đòi hỏi phải được điều chỉnh để chính xác, minh bạch hơn. Và cách minh bạch, rõ ràng nhất chính là thể hiện các số liệu tài chính công khai đi kèm với chúng. 

Nhìn chung, CFO sẽ trở thành yếu tố chủ chốt trong các báo cáo tài chính tích hợp chỉ số phát triển bền vững trong tương lai. Việc trau dồi và nghiên cứu các case study của những công ty đi đầu trong xu hướng này nên được thực hiện ngay từ bây giờ.

→ Tìm hiểu thêm: Chương trình Thạc sĩ chuyên nghiệp về Môi trường, Xã hội và Quản trị (PM ESG)  

Nhận tư vấn 

ĐĂNG KÝ NGAY!

Chỉ dành cho 50 ứng viên đăng ký sớm nhất. Để lại thông tin để giữ học bổng
Địa điểm học phù hợp