Văn hóa doanh nghiệp có thể được ví như một bộ não điều khiển, kiểm soát và đảm bảo mọi hoạt động của doanh nghiệp đi đúng hướng. Khi “bộ não” thực hiện chức năng cung cấp thông tin xuống từng phòng ban và nhân viên trong tổ chức, đó mới là lúc truyền thông nội bộ phát huy năng lực vững vàng và hiệu quả của mình.
Truyền thông nội bộ là xương sống của văn hóa doanh nghiệp. Một công ty chỉ tập trung xây dựng chiến lược ngắn hạn, cảm tính mà không dựa trên sứ mệnh hay tầm nhìn cốt lõi, trong khi đó hệ thống truyền thông nội bộ rời rạc, yếu kém thì không thể tạo ra được sự gắn kết lẫn nhau giữa nhân viên và doanh nghiệp.
Văn hóa doanh nghiệp là mạch máu nuôi sống doanh nghiệp. Một công ty không thể tồn tại nếu như không có văn hóa doanh nghiệp. Xây dựng mô hình văn hóa doanh nghiệp là tiền đề cho sự phát triển của tổ chức, quyết định sự thành bại và tồn tại lâu dài của doanh nghiệp. Thành công của doanh nghiệp là sức mạnh của văn hóa doanh nghiệp, thất bại của doanh nghiệp cũng xuất phát từ văn hóa doanh nghiệp. Bởi vậy, việc xây dựng văn hóa doanh nghiệp đôi khi còn quan trọng hơn việc tạo ra sản phẩm (Steve Jobs).
Tuy nhiên, tại Việt Nam, phần lớn các doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp vừa và nhỏ vẫn chưa nhận thức được tầm quan trọng của việc xây dựng văn hóa doanh nghiệp, do đó không chú trọng tạo ra văn hóa bài bản tại nơi làm việc, chỉ bám vào những thói quen hoạt động bảo thủ và trì trệ. Thậm chí ở nhiều tổ chức, từ lãnh đạo tới cấp nhân viên vẫn đang nhầm lẫn văn hóa doanh nghiệp là những buổi teambuilding hay hội họp liên hoan công ty. Những nguy cơ từ việc không có văn hóa doanh nghiệp về lâu dài sẽ trở thành mối đe dọa của doanh nghiệp, có thể là nhân tố đánh đổ doanh nghiệp bất cứ lúc nào.
Văn hóa doanh nghiệp là gì?
Văn hóa doanh nghiệp là một thuật ngữ chung để chỉ một hệ thống các giá trị, tầm nhìn, hành vi, quy ước của một tổ chức. Văn hóa doanh nghiệp làm nên bản sắc độc đáo của mỗi công ty và tác động đến mọi khía cạnh của doanh nghiệp, từ hình ảnh thương hiệu đến sự gắn kết và giữ chân nhân viên. Nếu nhân viên có chung tiếng nói, mục đích và niềm tin, điều đó có thể ảnh hưởng tích cực đến sự phát triển của công ty. Các công ty xây dựng văn hóa doanh nghiệp tốt thường có tinh thần làm việc cao và đội ngũ nhân viên làm việc năng suất, hiệu quả.
Văn hóa doanh nghiệp không chỉ đơn thuần là văn hóa giao tiếp hay văn hóa kinh doanh mà là sự tổng hòa của tất cả các yếu tố trong cùng một công ty. Nó được xây dựng dựa trên 4 trụ cột cơ bản:
- Sứ mệnh, tầm nhìn, giá trị cốt lõi của doanh nghiệp
- Chiến lược phát triển kinh doanh
- Công tác quản trị nhân sự
- Các văn hóa hữu hình
Doanh nghiệp thống nhất và bám theo những trụ cột này sẽ giúp doanh nghiệp theo đuổi và đúc kết những triết lý riêng. Hiện nay, nhiều doanh nghiệp đang chạy đua với cuộc cách mạng 4.0 với công cuộc “chuyển đối số”. Thế nhưng, không chỉ dừng lại là cuộc cách mạng về công nghệ mà vượt lên trên đó là cuộc cách mạng về tư duy, nhận thức và văn hóa doanh nghiệp. Do vậy bất cứ chiến lược nào của doanh nghiệp nhằm thích nghi với biến động thị trường nên luôn được song hành cùng với văn hóa doanh nghiệp. Tuy nhiên, doanh nghiệp cần xác định rằng, xây dựng văn hóa doanh nghiệp không phải là chuyện một sớm một chiều, nó đòi hỏi một quá trình dài và bền vững.
Những lầm tưởng về văn hóa doanh nghiệp
Văn hóa doanh nghiệp là truyền thông nội bộ
Mặc dù văn hóa doanh nghiệp và truyền thông nội bộ là hai thuật ngữ của hai mảng khác nhau nhưng thường bị nhầm lẫn là một. Về bản chất, truyền thông nội là một phần của văn hóa doanh nghiệp. Nếu như văn hóa doanh nghiệp là những điều gắn trên mỗi nhân sự mà họ nhìn thấy, nghe thấy và tin tưởng vào thì truyền thông nội bộ chính là phương tiện để biến những điều này đi vào thực thi.
Doanh nghiệp nhỏ không cần có văn hóa doanh nghiệp
Đây là một quan niệm sai lầm của hầu hết các doanh nghiệp vừa và nhỏ khi cho rằng việc xây dựng văn hóa doanh nghiệp là điều không cần thiết. Tuy nhiên, văn hóa doanh nghiệp không phụ thuộc vào số lượng nhân viên, bởi lẽ, chỉ cần 2 người là đã đủ để tạo nên một văn hóa doanh nghiệp. Xây dựng cấu trúc văn hóa doanh nghiệp lành mạnh dựa trên lớp nền sâu nhất là đạo đức sống và sự tin tưởng. Thiếu văn hóa doanh nghiệp làm mất đi sự chuyên nghiệp của tổ chức, dẫn đến các thông tin, hoạt động, thói quen được nhân viên thực hiện và truyền tải rời rạc và không nhất quán.
Những nguy cơ từ việc công ty không có văn hóa doanh nghiệp
Doanh nghiệp lung lay, mất phương hướng
Văn hóa doanh nghiệp giữ vai trò như “nền móng” của doanh nghiệp. Mỗi bước đi của doanh nghiệp đều chứa đựng hay ẩn dụ văn hóa, giá trị cốt lõi của doanh nghiệp. Giữa những thay đổi không ngừng của thị trường, một doanh nghiệp hoàn toàn có thể phải đối mặt với những rủi ro đến từ chiến lược kinh doanh, biến đổi nhân sự nhưng văn hóa doanh nghiệp là thứ sẽ tồn tại lâu bền như một giá trị bất biến.
Sau khủng hoảng hay thất bại, thậm chí là là những thất bại thảm khốc có thể đẩy doanh nghiệp đến bờ vực phá sản, có doanh nghiệp đứng dậy, đổi ngược tình thế và phát triển như vũ bão, có doanh nghiệp rơi mãi mắc kẹt và rơi vào vòng lao lý. Do đó, có thể khẳng định rằng, còn văn hóa là còn cơ hội. Thất bại cả về văn hóa tức là mất tất cả.
Giảm vị thế cạnh tranh
Mỗi doanh nghiệp có một hệ thống văn hóa doanh nghiệp khác nhau. Và văn hóa ấy có thể trở thành nguồn lực, thế mạnh và công cụ để sản sinh ra chiến lược nào đó cho doanh nghiệp. Khi văn hóa là thức độc quyền khác biệt thì chiến lược đó cũng chỉ phù hợp với một văn hóa và một doanh nghiệp duy nhất mà thôi. Sản phẩm mà doanh nghiệp tạo ra, có thể là hệ thống, quy trình, nghiên cứu, bí quyết hay công nghệ đều có thể dễ dàng bị đối thủ sao chép trong một nốt nhạc. Tuy nhiên, văn hóa là thứ mà chắc chắn không một đối thủ nào có thể bắt chước được. Do vậy, thiếu sót văn hóa doanh nghiệp có thể khiến tổ chức giảm đi khả năng cạnh tranh và vị thế của mình trên thị trường.
Khó khăn trong tuyển dụng và giữ chân nhân tài
Có bao giờ doanh nghiệp tự hỏi: Lý do tại sao nhân viên liên tục xin nghỉ việc? Liệu rằng, điều mà một nhân viên quyết định gắn bó với doanh nghiệp xuất phát từ chế độ lương thưởng? Có lẽ câu trả lời là không. Bởi lẽ, “núi cao còn có có núi cao hơn”. Chạy theo vật chất thì đến một ngày cũng sẽ nhận ra rằng, những con số ấy cũng không hề làm hài lòng bản thân.
Lương thưởng là kết quả xứng đáng mà nhân viên được nhận, còn văn hóa doanh nghiệp mới thực sự là chất men giúp nhân sự quyết định gắn bó với tổ chức hay không. Văn hóa đó xuất phát từ sứ mệnh và tầm nhìn của doanh nghiệp, lấy con người làm yếu tố trọng tâm, được dày công xây dựng và giữ gìn mà không thể mua bằng bất kỳ giá trị vật chất nào.
Môi trường làm việc thiếu chuyên nghiệp
Văn hóa doanh nghiệp không phải là những điều to tát hay xa lạ như chiến lược hay kế hoạch công ty mà hiện diện trong cuộc sống hàng ngày bởi sự thể hiện, ứng xử của từng cá nhân. Một doanh nghiệp không có văn hóa doanh nghiệp sẽ tồn tại các thói quen xấu và kỷ luật thấp từ vị trí lãnh đạo tới nhân viên: Đi làm trễ, ngồi lê đôi mách, làm việc không đúng hạn, năng suất kém,… Điều này cũng là lý do tạo nên hệ thống giao tiếp nội bộ yếu kém, không khí làm việc ảm đạm, rời rạc và không có sự kết nối hay tương tác. Thậm chí, các doanh nghiệp này thường dễ nảy sinh các xung đột giữa các nhân viên và lãnh đạo.
Tạm kết
Trước những tổ chức không có văn hóa doanh nghiệp, những mối đe dọa tiềm ẩn trên đây hy vọng sẽ giúp các doanh nghiệp thức tỉnh và nhận ra tầm quan trọng của văn hóa trong việc điều hành. Tuy nhiên, để có thể xây dựng một hệ thống văn hóa doanh nghiệp vững chãi và có khả năng dẫn dắt tổ chức đi lên, các nhà lãnh đạo và quản trị nhân sự phải là người giàu nhiệt huyết và sáng suốt trong mỗi bước đi, tức là luôn cẩn thận và chăm chút từ những điều nhỏ nhất, nhằm tạo cảm hứng, thúc đẩy động lực và định hướng tổ chức theo đuổi những giá trị mục tiêu.
Đó là lý do vì sao các chương trình đào tạo dành cho nhà Quản lý & lãnh đạo thường không bao giờ bỏ qua nội dung về văn hóa doanh nghiệp. Ở khóa học “Giám đốc điều hành chuyên sâu (CEO)” tại AIT Việt Nam, văn hóa doanh nghiệp là môn học bắt buộc được xây dựng bài bản và riêng biệt. Với sự dẫn dắt và hướng dẫn của chuyên gia cố vấn cấp cao tại các doanh nghiệp lớn, học viên có cơ hội tiếp cận các góc nhìn đa chiều và sâu sắc về văn hóa doanh nghiệp một cách bài bản. Đây là cơ hội để học viên tích lũy kinh nghiệp và áp dụng vào giải quyết các vấn đề thực tại của doanh nghiệp.
Khóa học dự kiện khai giảng liên tục trong tháng 07-08-09/2024 với nhiều ưu đãi học phí hấp dẫn. Tìm hiểu ngay về khóa học “Giám đốc điều hành chuyên sâu (CEO)” tại AIT Việt Nam.