Tương lai của nghề “Quản lý” sẽ như thế nào? 

Trong bối cảnh kinh tế và xã hội ngày càng phức tạp, quản lý không còn là một nhiệm vụ đơn giản của việc điều hành công việc hàng ngày. Các nhà quản lý hiện đại phải đối mặt với những thách thức chưa từng có, từ sự phát triển công nghệ, tự động hóa, đến nhu cầu xây dựng văn hóa doanh nghiệp linh hoạt và nhân văn.

Bài viết này sẽ phân tích những xu hướng mới trong quản lý và tầm quan trọng của việc học tập chuyên môn để đáp ứng yêu cầu thời đại.

Chuyển đổi từ quản lý truyền thống sang quản lý trao quyền

Trong quá khứ, quản lý thường mang tính tập trung, áp đặt từ trên xuống với các quy trình cứng nhắc. Tuy nhiên, trong thời đại công nghệ số, các doanh nghiệp ngày càng nhận ra tầm quan trọng của việc xây dựng cấu trúc linh hoạt, thích ứng nhanh. Đặc biệt, tự động hóa đang làm thay đổi hoàn toàn cách thức quản lý. Khi các công việc thủ công được thay thế bằng máy móc và trí tuệ nhân tạo, các tổ chức buộc phải tái cấu trúc, chuyển từ mô hình sản xuất hàng loạt sang quản lý theo dự án (adhocracy). Đây là sự chuyển dịch từ quan liêu sang linh hoạt, từ kiểm soát sang trao quyền.

Các hình thức tổ chức trong thời đại mới

Trong bài viết “The Manager’s Job, 50 years later” của Havard Business Review, chuyên gia có bốn hình thức tổ chức cơ bản trong quản lý hiện đại:

  • Tổ chức cá nhân: Đây là mô hình tập trung vào cá nhân lãnh đạo, thường xuất hiện trong các doanh nghiệp khởi nghiệp hoặc tổ chức nhỏ. Người lãnh đạo đóng vai trò trung tâm, quyết định hầu hết các hoạt động chiến lược và vận hành.
  • Tổ chức lập trình: Các doanh nghiệp lớn như McDonald’s với quy trình chuẩn hóa và các hệ thống quản lý đồng nhất. Đây là loại hình tổ chức có tính tự động hóa cao, nhằm đảm bảo chất lượng và hiệu quả đồng nhất trên diện rộng.
  • Tổ chức chuyên nghiệp: Như bệnh viện, trường đại học, nơi dựa vào chuyên môn của các cá nhân. Các nhà quản lý ở đây cần hiểu sâu về chuyên môn để hỗ trợ và tạo điều kiện cho nhân viên phát huy khả năng.
  • Tổ chức dự án: Xuất hiện trong các công ty sáng tạo như hãng phim, phòng thí nghiệm, nơi các đội nhóm được thành lập để hoàn thành các dự án cụ thể. Mô hình này đòi hỏi sự linh hoạt cao và khả năng làm việc theo nhóm.

Vai trò của lãnh đạo “bám sát thực tế

Một trong những yếu tố quyết định thành công của quản lý là sự gắn bó thực tế. Những nhà lãnh đạo giỏi không chỉ ngồi trong phòng điều hành mà còn trực tiếp tham gia vào quy trình công việc để thấu hiểu khó khăn.

Việc “bám sát thực tế” còn giúp các nhà quản lý đưa ra các quyết định chính xác và kịp thời. Thay vì dựa vào các báo cáo từ xa, việc trực tiếp trải nghiệm thực tiễn giúp họ nhìn nhận vấn đề một cách toàn diện, từ đó đề ra giải pháp tối ưu.

Một câu chuyện về Jack Welch, người được mệnh danh là trong số những nhà lãnh đạo kinh doanh nổi tiếng nhất trên thế giới vì những đóng góp to lớn cho sự phục hồi cũng như phát triển vượt bậc của Tập đoàn GE (General Electric) vào đầu thập niên 90. Thời điểm khi ông điều hành, công ty không ít lần gặp nhiều khó khăn trong việc tự động hóa quy trình sản xuất tại nhà máy bóng đèn và những người quản lý bộ phận liên tục hứa rằng vấn đề sẽ sớm được khắc phục, nhưng sự cố vẫn kéo dài.

Vì vậy, Welch đã bay đến nhà máy — không phải đến trụ sở của bộ phận, mà là trực tiếp đến nhà máy. Ông chui xuống dưới cỗ máy cùng các kỹ sư và nhận ra rằng họ không thể xử lý một phần của phần mềm. Vì vậy, ông đã kết nối họ với các chuyên gia ở bộ phận động cơ phản lực của GE, nơi có phần mềm tân tiến hơn, và họ đã giải quyết được nút thắt.

Bài học ở đây không phải là CEO cần phải tự mình giải quyết mọi vấn đề. Mà nếu bạn đang quản lý một việc gì đó, hãy trực tiếp xuống hiện trường để thấy rõ điều gì đang thực sự diễn ra.

Những chiến lược linh hoạt

Trong các bối cảnh khác nhau, chiến lược quản lý không thể cứng nhắc. Ý niệm về chiến lược linh hoạt đề cao việc học hỏi từ thực tiễn thay vì áp đặt kế hoạch từ trước. Điều này đòi hỏi lãnh đạo phải linh hoạt, mở rộng tầm nhìn và sẵn sàng thay đổi khi cần thiết. Điều này giúp tổ chức thích nghi nhanh với những biến động bên ngoài. Điều này đặc biệt quan trọng trong các ngành công nghệ và dịch vụ, nơi nhu cầu của khách hàng thay đổi liên tục và sự cạnh tranh ngày càng khốc liệt.

Quản lý nhân sự: Lựa chọn đúng người

Mọi thứ bắt đầu từ việc nhận ra doanh nghiệp đang vận hành thực sự là kiểu tổ chức nào. Nếu bạn thuê một giám đốc điều hành trong ngành vận tải đường bộ để điều hành một trường đại học thì rất có thể bạn sẽ mất những giáo sư giỏi nhất của mình.

Việc tuyển chọn nhân sự phù hợp ở mọi cấp độ là yếu tố quyết định. Nếu đưa sai người vào vị trí quản lý, đặc biệt là những người có tư duy không phù hợp với văn hóa, tổ chức sẽ gặp nhiều khó khăn. Một giải pháp là lắng nghe ý kiến từ những người đã từng làm việc trực tiếp với ứng viên, đảm bảo thông tin đa chiều và khách quan.

Việc đào tạo nhân sự liên tục cũng cần được chú trọng. Trong môi trường kinh doanh thay đổi nhanh, các nhà quản lý cần được trang bị kiến thức mới để đáp ứng yêu cầu công việc. Các chương trình đào tạo như MBA, EMBA hay các khóa học chuyên môn ngắn hạn đang trở thành xu hướng để nâng cao năng lực quản lý.

Học tập chuyên môn quản lý

Quản lý trong thời đại mới không chỉ là nghệ thuật lãnh đạo mà còn là khoa học của sự thích ứng. Để thành công, các nhà quản lý cần không ngừng học hỏi, đổi mới và luôn bám sát thực tế. Điều này không chỉ giúp tối ưu hóa hiệu quả hoạt động mà còn tạo ra văn hóa làm việc tích cực, nhân văn. Đồng thời, việc trang bị kiến thức chuyên môn từ các chương trình đào tạo hiện đại sẽ giúp nhà quản lý luôn sẵn sàng đối mặt với mọi thách thức.

Tham khảo ngay Thạc sĩ Quản trị Kinh doanh dành cho nhà Quản lý (EMBA) của AIT nằm trong BXH #100-500 trên thế giới (QS Ranking & THE)

Nhận tư vấn 

ĐĂNG KÝ NGAY!

Chỉ dành cho 50 ứng viên đăng ký sớm nhất. Để lại thông tin để giữ học bổng
Địa điểm học phù hợp