Khi lực lượng lao động gen Z ngày càng trở nên đa dạng, điều quan trọng hơn bao giờ hết đối với các nhà CEO là phải nắm vững nhận thức về văn hóa. Các nhà lãnh đạo (CEO) đồng nghĩa phải điều chỉnh và thay đổi các hoạt động liên quan đến chiến lược nhân sự của mình sao cho phù hợp với làn sóng nhân viên mới này.
CEO trước sự đổ bộ của làn sóng nhân sự mới – Gen Z
Trong khi việc thu hút và giữ chân thế hệ millennials vẫn là một chủ đề nóng hổi của các nhà Quản lý – CEO thì thị trường lao động đón nhận làn sóng dồn dập của thế hệ gen Z. Thành viên lớn nhất của thế hệ này đã bước sang tuổi 27, hầu hết có kinh nghiệm đi làm được vài năm và thậm chí đã có thăng tiến lên các vị trí senior hoặc quản lý cấp trung. Không lâu nữa, khi thế hệ millennials rời xa “ánh đèn sân khấu” để nhường chỗ cho gen Z, đây sẽ là lực lượng chủ chốt chiếm phần lớn trong các vị trí điều hành, lãnh đạo.

Trong giai đoạn Gen Z đang trên đà gia nhập lực lượng lao động một cách mạnh mẽ, thực tế cho thấy rằng, họ nhìn nhận thế giới và tương tác với thế giới khác biệt rõ rệt so với thế hệ trước. Thấu hiểu tính cách, xu hướng của nhóm này đối với công việc cũng như cuộc sống là điều bắt buộc đối với CEO trong việc quản lý, đánh giá và nâng cao trải nghiệm của nhân viên. Bởi lẽ, khi lực lượng lao động ngày càng trở nên đa dạng, điều quan trọng hơn bao giờ hết đối với các nhà CEO là phải nắm vững nhận thức về văn hóa. Để làm tốt được điều này, các nhà lãnh đạo (CEO) đồng nghĩa phải điều chỉnh và thay đổi các hoạt động liên quan đến chiến lược nhân sự của mình sao cho phù hợp với làn sóng nhân viên mới này.
=> Có thể bạn quan tâm: Khóa học Giám đốc điều hành chuyên sâu (CEO) dành cho nhà Quản lý
Đọc vị chân dung thế hệ mới: Gen Z
Gen Z là ai?
Có một vài ý kiến trái ngược về thời gian bắt đầu của thế hệ Z. Có nghiên cứu cho rằng, Gen Z là thế hệ sinh từ năm 1990, có ý kiến cho rằng đây là thế hệ sinh sau 1997, cũng có tranh luận cho rằng Gen Z bắt đầu từ những năm 2000. Tuy vậy, dù nó thật sự bắt đầu từ đâu, đây cũng thế hệ trẻ nhất trong lực lượng lao động hiện tại, sinh ra trong thời đại của công nghệ. Ngay từ khi còn nhỏ, họ đã được tiếp xúc với internet, mạng xã hội và điện thoại di động Đó là lý do tại sao họ còn được gọi là thế hệ iGeneration hay “người bản địa số”.
Gen Z mong đợi gì về doanh nghiệp và CEO điều hành?
Chiến lược phát triển tích hợp trách nhiệm xã hội
Ở thế hệ Z, ngoài vấn đề lương thưởng, họ có những kỳ vọng và nhu cầu nhất định khi lựa chọn một doanh nghiệp làm điểm dừng chân cho hành trình sự nghiệp. Không giống như các thế hệ trước, gen Z luôn đặt trách nhiệm xã hội là một trong những cân nhắc hàng đầu khi quyết định chấp nhận làm việc ở một công ty hay không. Với họ, thay vì chỉ tập trung vào vấn đề “làm xong việc được giao” và ra về đúng giờ như văn hóa làm việc truyền thống, gen Z biết cách tận hưởng công việc của mình. Họ khao khát những giá trị mà họ tạo ra hàng ngày có thể đem đến sự khác biệt lớn cho doanh nghiệp và cộng đồng. Bởi vậy, những doanh nghiệp hoạt động theo sứ mệnh và luôn có ý thức xã hội vào mọi chiến lược hoạt động sẽ lọt vào “mắt xanh” của nhiều thành viên thế hệ Z.
Cởi mở với ứng viên “trái ngành, trái nghề”

Trong bối cảnh thị trường tuyển dụng vài năm gần đây, hiện tượng sinh viên ra trường làm “trái ngành, trái nghề” không còn là hiện tượng hiếm gặp. Gen Z tự do với vô vàn lựa chọn công việc không liên quan đến ngành học trước đó, thậm chí có những thành viên sẵn sàng từ bỏ việc học đại học để theo đuổi con đường phù hợp hơn với bản thân. Do đó, “me generation – thế hệ cái tôi” là một cái tên khác được đặt cho gen Z. Họ coi trọng sự khác biệt và tập trung vào chủ nghĩa cá nhân.
Bởi vậy, gen Z không gò bó bản thân trong những lựa chọn doanh nghiệp truyền thống như các doanh nghiệp nhà nước, công ty lớn, các ngành kinh doanh truyền thống,… Họ sẵn sàng đầu quân cho các Start-up, làm freelance hoặc tự thành lập một chuỗi kinh doanh riêng. Họ mong muốn một thương hiệu công ty và các nhà CEO có suy nghĩ “mở” cho những ứng viên trái ngành, trái nghề, đồng thời tạo điều kiện để họ phát triển và chứng minh năng lực.
Quan tâm đời sống nhân viên
“Work-life balance – Cân bằng công việc và cuộc sống” là quan điểm làm việc của gen Z. Họ nhận thức được rằng, không phải là cứ sau 17h thì mọi công việc sẽ tạm ngưng, tức là năng suất không tương đương thời gian ngồi làm việc. Bởi vậy, thế hệ này mong muốn CEO có chính sách tôn trọng cuộc sống nhân viên và luôn lấy họ làm nền móng trọng tâm cho sự phát triển của mỗi tổ chức.
Một doanh nghiệp vững mạnh là một doanh nghiệp biết thấu hiểu nhân viên. Do đó, các CEO nên nhạy bén và linh hoạt để biết khi nào nhân viên của mình cần nghỉ ngơi, khi nào là lúc cần “căng mình” làm việc, đồng thời sẵn sàng mở rộng triển khai hình thức làm việc từ xa khi cần thiết. Cứ vậy, mỗi doanh nghiệp không những sẽ tạo ra được một môi trường làm việc với văn hóa doanh nghiệp lý tưởng mà còn thúc đẩy động lực làm việc của nhân viên, không chỉ riêng gen Z.
Coi trọng và công nhận năng lực nhân viên
Coi trọng và công nhận năng lực nhân viên chính là sự công tâm trong đánh giá nhân viên, công bằng về cơ hội thăng tiến trong một tổ chức. CEO doanh nghiệp nên cân nhắc một nhân viên dựa trên nhiều tiêu chí năng lực và thái độ, thay vì bị rập khuôn theo những yếu tố bên lề như vấn đề tuổi tác, thâm niên và kinh nghiệm làm việc,… Từ đó tạo ra các mối quan hệ làm việc hiệu quả, tích cực và góp phần trong việc giữ chân nhân tài – một vấn đề nhức nhối ở nhiều doanh nghiệp.
Sẵn sàng đổi mới, thích nghi với xu hướng
Gen Z có thu hướng ưa thích trải nghiệm và tiếp cận với những điều mới mẻ. Trong khi đó, thế giới không ngừng biến động, thị trường cạnh tranh ngày càng gay gắt, đặt ra những thách thức không nhỏ tới các CEO trong việc thích nghi vào chiến lược và làm chủ các xu hướng. Vì vậy, với sự xuất hiện của gen Z trong quá trình làm việc, CEO cần nghiêm túc và quyết tâm hơn nữa trong việc nhìn lại trực diện toàn cảnh của công ty, xem xét lại các chính sách truyền thống và lỗi thời để thay thế bằng giải pháp tối ưu hơn. Hơn nữa, chuyển đổi số ngày càng đóng góp vai trò quan trọng cho việc nâng cao hiệu quả công việc và năng lực cạnh tranh. Doanh nghiệp càng cần chú trọng việc áp dụng công nghệ vào quá trình vận hành, góp phần tiếp cận nhanh hơn với làn sóng nhân sự “bản địa số”.
CEO và cuộc “hội ngộ” với Gen Z

Sự gia nhập của gen Z vào lực lượng lao động chắc chắn sẽ mang đến những thách thức không nhỏ tới CEO trong việc thu hút, tuyển dụng, quản lý, đào tạo và giữ chân thế hệ mới này. Không giống với các thế hệ trước đó, gen Z có những đặc điểm tư duy và lối sống khác biệt hoàn toàn, đặc biệt là lợi thế về công nghệ.
Giữ vai trò chủ chốt trong Quản lý, điều hành thế hệ gen Z, CEO đã đến lúc cần thay đổi để “chinh phục” dàn nhân sự mới này. Điều đó đồng nghĩa, CEO phải đổi mới các chiến lược hoạch định nhân sự, kinh doanh, đường lối quản lý,… điều mà có thể sẽ “mới lạ” và khó khăn ban đầu với những CEO chưa có nhiều kinh nghiệm tiếp cận với gen Z. Bởi lẽ, hầu hết các CEO tại các doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp vừa và nhỏ vẫn đang loay hoay với việc quản trị nguồn nhân lực hay đưa ra các phương án dự phòng cho nguồn nhân lực nội tại và tương lai.
Ngay cả những người thuộc thế hệ millennials, người đã và đang bước vào các vị trí cấp cao hơn (manager) trong bộ phận nhân sự, cũng đang loay hoay tìm kiếm ý tưởng về cách tuyển dụng & giữ chân những ứng viên ở chính thế hệ của họ, chưa kể đến các thế hệ nối tiếp. Do đó, CEO cần có sự linh hoạt và thay đổi trong cách thức sử dụng nhân sự, có tầm nhìn sâu rộng để nhận diện được thời cuộc dẫn dắt doanh nghiệp vững vàng tiến bước.

Nhằm khơi dậy năng lực vô hạn của các nhà quản lý, Khóa đào tạo “Giám đốc điều hành chuyên sâu – CEO” tại AIT Việt Nam không ngừng cập nhật, mang tới góc nhìn đa dạng về Quản trị doanh nghiệp: Quản trị nhân sự, Tài chính, Marketing, Đổi mới sáng tạo trong kinh doanh, Chuyển đổi số trong doanh nghiệp,… Học viên khi theo học có cơ hội được gia nhập vào cộng đồng doanh nhân và mạng lưới 4200+ cựu học viên AIT Việt Nam đang nắm giữ những vị trí lãnh đạo quan trọng trong các tổ chức doanh nghiệp.
Chương trình dự kiến khai giảng liên tục tháng 07-8-09 ở Hà Nội và Hồ Chí Minh. Đăng ký ngay để được hỗ trợ sớm nhất chi tiết.