Bộ chỉ số ESG đã và đang trở thành xu hướng nổi trội trong chiến lược phát triển của các ngân hàng Việt Nam. ESG có vai trò quan trọng trong việc xây dựng lợi thế cạnh tranh và củng cố chiến lược kinh doanh trong bối cảnh mới cho lĩnh vực ngân hàng.
ESG là gì: Trách nhiệm hay cơ hội của phát triển bền vững?
ESG là viết tắt của cụm từ Environmental (môi trường), Social (xã hội), và Governance (quản trị doanh nghiệp). Đây là bộ 3 tiêu chuẩn đo lường những yếu tố giúp doanh nghiệp xây dựng nền tảng kinh doanh bền vững trên thị trường. Điểm ESG càng cao, sẽ càng tăng lợi thế cạnh tranh và tiềm năng phát triển của doanh nghiệp.
Trước đó, các hoạt động hướng tới phát triển bền vững như bảo vệ môi trường, đóng góp cho xã hội được xác định như “trách nhiệm nên có” của doanh nghiệp đối với bất kỳ tác động nào mà họ tạo ra. Tuy nhiên, với tiêu chuẩn ngày càng cao của thị trường thế giới, việc quản lý các yếu tố môi trường, xã hội và thực hành kinh doanh có trách nhiệm mang đến nhiều cơ hội thu hút vốn đầu tư, đem lại giá trị kinh tế lâu dài.
Vì vậy, ESG không còn là nghĩa vụ hay trách nhiệm, mà là một yếu tố đáng lưu tâm để duy trì hoạt động kinh doanh liên tục và là cơ hội phát triển bền vững của doanh nghiệp trong bối cảnh mới. Lĩnh vực ngân hàng không nằm ngoài xu hướng này mà còn được kỳ vọng có vai trò tiên phong trong thực thi ESG khi là đơn vị dẫn dắt thị trường, then chốt trong các cân đối lớn của nền kinh tế đất nước.
Thực thi ESG của các ngân hàng tại Việt Nam
Ngoài việc sử dụng ESG là một thước đo cho việc cung cấp dòng vốn đầu tư, các ngân hàng tại Việt Nam cũng đã phát triển và thực thi ESG trong các hoạt động của chính mình.
Ngân hàng MB nhận thức tầm quan trọng của thực thi tiêu chuẩn ESG trong tài chính, tín dụng, đầu tư và quản trị. Họ sử dụng nguồn vốn huy động để cung cấp tín dụng cho các lĩnh vực xanh như nông nghiệp và quản lý nước bền vững. Đồng thời, họ tìm kiếm nguồn vốn quốc tế xanh thông qua các định chế tài chính hoặc tổ chức phi Chính phủ. Để huy động vốn, ngân hàng MB phát hành trái phiếu xanh để tài trợ các dự án năng lượng tái tạo quy mô lớn và tiết kiệm năng lượng, với mong muốn nâng cao chất lượng đời sống cho cộng đồng Việt Nam.
Ngân hàng BIDV, một trong những ngân hàng đặt mục tiêu hàng đầu về chuyển đổi xanh, cam kết đặt sự phát triển bền vững làm trung tâm của chiến lược, tập trung vào tín dụng và tài trợ xanh. Năm 2022, BIDV thành lập Ban Quản lý Dự án Tài chính Bền vững. Năm 2023, họ hoàn thiện Ban chỉ đạo Chiến lược phát triển bền vững và thực hành ESG. Dư nợ tín dụng cho lĩnh vực này là 73.000 tỷ đồng cho 1.500 khách hàng, cùng với việc thành công trong việc phát hành trái phiếu xanh trị giá khoảng 2.500 tỷ đồng.
SHB đặt tăng trưởng tín dụng xanh là trọng tâm chiến lược. Họ triển khai kế hoạch tăng trưởng xanh bao gồm việc nâng cao nhận thức về tín dụng xanh, “may đo” sản phẩm và dịch vụ ngân hàng cho lĩnh vực xanh. SHB cũng chuyển đổi cơ cấu tín dụng để ưu tiên khách hàng trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh xanh, hỗ trợ chuyển đổi dự án với mục tiêu thân thiện với môi trường. Nhờ những chiến lược phát triển đồng bộ, tỷ trọng dư nợ tín dụng xanh tại SHB chiếm gần 10% trên tổng dư nợ và có xu hướng tăng trưởng ngày càng nhanh, phát huy hiệu quả rõ rệt, góp phần tăng trưởng bền vững và bảo vệ môi trường.
Là trung tâm cung cấp vốn cho nền kinh tế, ngân hàng không chỉ đóng vai trò như mắt xích quan trọng mà còn là cầu nối trong hệ sinh thái ESG. Áp dụng tiêu chuẩn ESG mang lại nhiều lợi ích không chỉ cho ngân hàng mà còn cho nền kinh tế.
Lợi ích của ESG trong hành trình phát triển bền vững của các ngân hàng Việt
Việc áp dụng tiêu chuẩn ESG trong chiến lược của Ngân hàng đem lại những lợi ích không kém cạnh bất kỳ loại doanh nghiệp nào khác. Đối với bản thân ngân hàng, điều này mang lại cơ hội mở rộng thị phần, giảm chi phí vận hành, nâng cao năng suất lao động, giảm áp lực pháp lý, thậm chí có thể nhận được hỗ trợ từ Chính phủ, và nâng cao hiệu quả đầu tư.
Ngoài ra, áp dụng tiêu chuẩn ESG giúp ngân hàng cải thiện hiệu quả quản trị rủi ro, nâng cao uy tín, và tăng cường năng lực cạnh tranh. Rủi ro ESG xuất hiện do tác động tiêu cực của yếu tố môi trường, xã hội, và quản trị, ảnh hưởng đến khả năng thanh toán và gây thiệt hại tài sản. Việc quản lý các vấn đề ESG giúp ngân hàng nhận diện và phòng ngừa rủi ro này.
Tăng cường hình ảnh và uy tín thương hiệu là một ưu điểm khác của việc áp dụng tiêu chuẩn ESG. Sự gia tăng trong nhận thức và mối quan tâm về các yếu tố ESG từ các bên liên quan (nhà đầu tư, khách hàng, cộng đồng) đòi hỏi ngân hàng phải nắm bắt và quản lí các yếu tố “vô hình” trong hoạt động kinh doanh, thông qua việc tích hợp và minh bạch các vấn đề liên quan ESG. Ngân hàng tích hợp ESG vào mô hình kinh doanh có thể tránh được rủi ro danh tiếng, ảnh hưởng lợi nhuận và ổn định tài chính.
Ngoài ra, các ngân hàng tích hợp ESG vào mô hình kinh doanh sẽ có lợi thế trong việc thấu hiểu và nắm bắt nhu cầu chuyển đổi của khách hàng, đồng thời đảm bảo mối quan hệ kinh doanh bền vững với họ. Điều này trở thành một lợi thế cạnh tranh, giúp ngân hàng khai thác được những lợi ích về doanh thu mà ESG mang đến.
Tiêu chuẩn phát triển bền vững không còn là trào lưu nhất thời
Doanh nghiệp đang đứng trước áp lực thay đổi chưa từng có ở rất nhiều khía cạnh (người tiêu dùng, cơ quan quản lý, đối tác) nhằm giảm thiểu tác động môi trường và xã hội, bên cạnh vẫn phải đảm bảo hiệu suất về tài chính. Nếu trước đây xu hướng ESG chỉ được coi như một trào lưu nhất thời của một nhóm nhỏ nhà đầu tư thế hệ mới, tới nay nó đã trở thành xu thế mạnh mẽ trên toàn cầu. Và có lẽ, không đơn vị nào muốn thụt lùi hay dậm chân tại chỗ.
Tuy nhiên, không phải cứ vạch ra các mục tiêu ESG và tiến hành triển khai là sẽ thành công. Dù cấp thiết, song các doanh nghiệp nói chung và lĩnh vực ngân hàng nói riêng, cần đầu tư nhiều thời gian và công sức để đáp ứng thách thức và khó khăn, theo đuổi các cơ hội mới, cam kết cụ thể, hành động thực tế nhằm tạo ra những thay đổi đột phá và góp phần kiến tạo những giá trị hướng đến các mục tiêu phát triển bền vững.
Dựa trên những nhu cầu và bối cảnh thực tế, chương trình Thạc sĩ chuyên nghiệp về Môi trường, Xã hội và Quản trị (PM ESG) tại AIT Việt Nam được xây dựng trên cơ sở quản trị rủi ro, tính bền vững của tổ chức, năng lực lãnh đạo đổi mới và sáng tạo, và tác động xã hội, nhằm mục tiêu trang bị cho các chuyên gia kiến thức về phân tích kế hoạch chiến lược, phân tích chính sách và đổi mới kinh doanh. Ngoài ra, khi tham gia học tập tại AIT, các học viên sẽ được tiếp cận môi trường giáo dục chuyên nghiệp, đội ngũ giảng viên giàu kinh nghiệm và cộng đồng cựu sinh viên lớn mạnh trên toàn thế giới.
Lịch khai giảng dự kiến: Tháng 09/2024. Đăng ký tư vấn ngay tại đây.