Trong bối cảnh kinh doanh hiện đại, hai thuật ngữ ESG và CSV đang trở thành tâm điểm của các chiến lược phát triển bền vững. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu rõ sự khác biệt giữa hai khái niệm này cũng như cách thức áp dụng hiệu quả.
Bài viết này sẽ giúp bạn giải mã ESG và CSV một cách chuyên sâu, từ đó định hướng chiến lược phù hợp cho doanh nghiệp.
ESG (Environmental – Social – Governance): Môi trường – Xã hội – Quản trị doanh nghiệp
ESG là bộ tiêu chí đánh giá mức độ bền vững của một doanh nghiệp dựa trên ba yếu tố chính:
- Environmental (Môi trường): Bao gồm các yếu tố như biến đổi khí hậu, quản lý tài nguyên, ô nhiễm và phát thải khí nhà kính.
- Social (Xã hội): Liên quan đến quyền lợi của người lao động, phúc lợi xã hội, trách nhiệm đối với cộng đồng và chuỗi cung ứng.
- Governance (Quản trị): Đánh giá cơ cấu quản trị, đạo đức kinh doanh, tính minh bạch và kiểm soát rủi ro.

ESG không còn là một lựa chọn mà đã trở thành yêu cầu bắt buộc đối với các doanh nghiệp muốn phát triển lâu dài. Những lợi ích của việc áp dụng ESG bao gồm:
- Nâng cao danh tiếng thương hiệu: Các công ty có chiến lược ESG tốt sẽ tạo được niềm tin với nhà đầu tư, khách hàng và các bên liên quan.
- Tăng cường khả năng tiếp cận nguồn vốn: Nhiều quỹ đầu tư hiện nay ưu tiên rót vốn vào các doanh nghiệp có cam kết ESG mạnh mẽ.
- Giảm thiểu rủi ro hoạt động: Việc quản lý tốt các yếu tố môi trường và xã hội giúp doanh nghiệp hạn chế các rủi ro pháp lý và tài chính.
CSV – Tạo giá trị chung, Chiến lược win – win
CSV (Creating Shared Value – Tạo Giá Trị Chung) là một chiến lược kinh doanh giúp doanh nghiệp đồng thời tạo ra giá trị kinh tế và giá trị xã hội. CSV nhấn mạnh rằng doanh nghiệp có thể đạt lợi nhuận bền vững khi giải quyết các vấn đề xã hội thông qua mô hình kinh doanh của mình.
Trước đây, nhiều doanh nghiệp tập trung vào CSR (Corporate Social Responsibility – Trách Nhiệm Xã Hội Doanh Nghiệp), chủ yếu là các hoạt động thiện nguyện hoặc đóng góp cho cộng đồng. Tuy nhiên, không giống như CSR chỉ tập trung vào các hoạt động trách nhiệm xã hội tách rời khỏi kinh doanh, CSV là một chiến lược được lồng ghép trực tiếp vào mô hình kinh doanh của doanh nghiệp, nhằm tạo ra lợi ích chung và đảm bảo sự hài lòng của tất cả các bên liên quan.

Ví dụ:
- CSR: Một doanh nghiệp sản xuất nước đóng chai tài trợ các dự án cung cấp nước sạch cho cộng đồng => Đây là một hoạt động thiện nguyện, tách biệt với hoạt động kinh doanh cốt lõi của công ty.
- CSV: Doanh nghiệp đó phát triển công nghệ lọc nước tiết kiệm chi phí, giúp giảm giá thành sản phẩm và cung cấp nước sạch đến nhiều người hơn => CSV tạo ra giá trị xã hội song song với lợi nhuận kinh doanh.
ESG Và CSV – Hai Chiến lược bổ trợ lẫn nhau
Dù ESG và CSV có những điểm khác biệt, nhưng trên thực tế, chúng có thể bổ trợ cho nhau để tạo ra giá trị bền vững toàn diện:
- ESG giúp doanh nghiệp đo lường và tuân thủ các tiêu chuẩn bền vững.
- CSV giúp doanh nghiệp biến trách nhiệm xã hội thành lợi thế cạnh tranh, tạo ra giá trị thực sự.
Nestlé là một trong những doanh nghiệp áp dụng cả ESG và CSV. Họ có chiến lược giảm thiểu tác động môi trường (ESG), và CSV như phát triển các sản phẩm dinh dưỡng lành mạnh để cải thiện sức khỏe cộng đồng; cải thiện phương thức canh tác cà phê, nâng cao năng suất và thu nhập cho nông dân Việt Nam.
Unilever với chiến lược “Sustainable Living” đã kết hợp ESG để quản lý chuỗi cung ứng bền vững và CSV bằng cách tạo ra các sản phẩm tạo ra các sản phẩm có lợi sức khỏe và cuộc sống sống của người tiêu dùng, triển khai các dự án nhằm hỗ trợ các cộng đồng và phát triển điều kiện giáo dục tại các địa phương.

Cách Doanh nghiệp Việt Nam áp dụng ESG và CSV
Xây dựng chiến lược ESG hiệu quả
- Đánh giá các rủi ro môi trường và xã hội liên quan đến doanh nghiệp.
- Thiết lập chính sách minh bạch, tuân thủ các tiêu chuẩn ESG quốc tế.
- Đầu tư vào công nghệ xanh, giảm phát thải và sử dụng năng lượng tái tạo.
Áp dụng CSV để gia tăng giá trị
- Tích hợp trách nhiệm xã hội vào mô hình kinh doanh thay vì chỉ dừng lại ở hoạt động từ thiện.
- Hợp tác với các tổ chức phi lợi nhuận, chính phủ để mở rộng tác động xã hội.
- Xây dựng sản phẩm và dịch vụ giúp giải quyết các vấn đề xã hội mà vẫn tạo ra lợi nhuận.
Trong thời đại kinh tế số và toàn cầu hóa, ESG và CSV không còn là xu hướng mà đã trở thành tiêu chuẩn bắt buộc cho sự phát triển bền vững của doanh nghiệp. Việc kết hợp cả hai chiến lược này không chỉ giúp doanh nghiệp tăng trưởng dài hạn mà còn tạo ra tác động tích cực cho cộng đồng và môi trường. Để thành công, doanh nghiệp cần có cách tiếp cận toàn diện, từ xây dựng chính sách ESG vững chắc đến việc áp dụng CSV vào thực tiễn kinh doanh.
Bạn đã sẵn sàng tìm hiểu sâu hơn về phát triển bền vững? Tham khảo ngay chương trình Thạc sĩ chuyên nghiệp về Môi trường, Xã hội, Quản trị (ESG) tại AIT



