Điểm ESG là gì? Hướng dẫn cách tính & lợi ích vàng cho Doanh nghiệp Bền vững

ESG là bộ 3 tiêu chí quan trọng với các doanh nghiệp định hướng phát triển bền vững, và những ai quan tâm đến vấn đề này. Bởi điểm ESG sẽ là thước đo và nền tảng đánh giá minh bạch, giúp phản ánh chính xác chất lượng và mức độ thành công của chiến lược mà công ty áp dụng. Một số quốc gia phát triển còn dựa vào điểm số ESG để xếp hạng và khen thưởng các thương hiệu đóng góp lớn cho xã hội. 

Bài viết dưới đây của AITCV sẽ giúp mọi người hiểu rõ khái niệm, ý nghĩa, cách tính và tầm quan trọng của điểm ESG với doanh nghiệp bền vững.

ESG Score – Điểm ESG là gì?

Nếu ESG là thuật ngữ chỉ 3 khía cạnh môi trường – xã hội – quản trị, thì điểm ESG (ESG Score) là thước đo đánh giá kết quả thực hiện và rủi ro của công ty với 3 yếu tố đó. Doanh nghiệp có điểm ESG càng cao, càng chứng tỏ họ đã quản trị tốt các rủi ro và triển khai thành công chiến lược bền vững. 

Ngoài ra, các tiêu chí đánh giá cũng giúp bản thân tổ chức đo lường được tỉ lệ thành công, dự đoán những thách thức trong các khía cạnh ESG đã chọn. Nhờ thế mà lãnh đạo có thể ra quyết định chính xác hơn, hạn chế khả năng thất bại, tăng điểm ESG suôn sẻ.

Một số rủi ro mà các công ty thường gặp làm kéo điểm số ESG là mức độ an toàn lao động của nhân viên, hiệu quả các nguồn năng lượng sử dụng, sự đa dạng của hội đồng quản trị, phân nhánh tài chính…

Điểm số ESG đo lường kết quả gì?

Với 3 khía cạnh ESG, mỗi yếu tố sẽ có một bộ tiêu chuẩn đo lường riêng, sau đó cộng lại để xác định tổng điểm ESG.

1. Tiêu chuẩn Environment – môi trường trong ESG

Tiêu chí này trong điểm ESG đánh giá tác động của một doanh nghiệp bền vững với các vấn đề môi trường, bao gồm nỗ lực giảm thiểu mức độ ảnh hưởng, đóng góp giải quyết các thách thức hiện thời…

  • Biến đổi khí hậu
  • Năng lượng
  • Tài nguyên thiên nhiên
  • Xử lý và tái chế chất thải

2. Tiêu chuẩn Social – xã hội trong ESG 

Nhóm xã hội giúp điểm ESG đo lường cách công ty đối xử, đáp ứng và thực hiện các nghĩa vụ – trách nhiệm xã hội, bao gồm mối quan hệ giữa doanh nghiệp với nhân viên, đối tác, nhà đầu tư, khách hàng…

  • Quyền riêng tư và bảo mật
  • Tính đa dạng, công bằng và hòa nhập
  • Môi trường làm việc an toàn
  • Điều kiện làm việc

3. Tiêu chuẩn Governance – quản trị doanh nghiệp trong ESG

Điểm ESG mục quản trị được chấm dựa trên mức độ hiệu quả, minh bạch, nghĩa vụ quản lý cấp cao, quyền cổ đông… trong mọi khâu hoạt động của doanh nghiệp.

  • Báo cáo ESG
  • Chống hối lộ và tham nhũng
  • Tính đa dạng của hội đồng quản trị

Cuối cùng, tổng điểm ESG cho biết doanh nghiệp có tác động như thế nào với môi trường, tinh thần nâng cao chất lượng xã hội và trách nhiệm với quản trị doanh nghiệp đến đâu. 

Vì sao điểm số ESG lại quan trọng với doanh nghiệp bền vững?

Ngoài là cơ sở dự đoán rủi ro, đo lường hiệu suất, điểm số ESG còn mang lại nhiều lợi ích quan trọng ngắn hạn và dài hạn cho doanh nghiệp bền vững.

Huy động vốn thuận lợi nhờ điểm ESG cao

Điểm ESG cao hơn cho thấy công ty ít rủi ro hơn, vì thế mà các nhà đầu tư sẽ ưu tiên và mạnh dạn ‘rót tiền’ cho các dự án trực thuộc. Do đó, nỗ lực tăng điểm ESG sẽ giúp doanh nghiệp huy động vốn suôn sẻ, thu hút các bên đầu tư thuận lợi hơn. Ngoài ra, xếp hạng tốt trên bảng ESG còn giúp thương hiệu gầy dựng danh tiếng, tăng độ uy tín, giúp lãnh đạo dễ dàng thỏa thuận tỉ lệ lợi nhuận.

Thu hút nhân sự tài năng bằng điểm số ESG

Thu hút nhân sự tài năng bằng điểm số ESG

Điểm ESG phần nào phản ánh chất lượng môi trường làm việc, chính sách lao động, độ hài lòng của nhân viên tại doanh nghiệp. Do đó, điểm càng cao, các nhân sự sẽ càng an tâm khi ứng tuyển, sẵn sàng cống hiến và gắn bó lâu dài với công ty. Đôi khi không cần phải quảng bá tuyển dụng rầm rộ, một báo cáo công khai về chỉ số ESG cũng đủ thuyết phục các tài năng trong và ngoài nước đến với công ty.

Tăng mức độ yêu thích thương hiệu trong lòng khách hàng

Ngày nay, người tiêu dùng rất quan tâm đến các vấn đề môi trường, xã hội. Vậy nên, những thương hiệu có minh chứng rõ ràng về sự đóng góp của mình sẽ dễ được cộng đồng tán dương và ủng hộ. Một doanh nghiệp sản xuất ít ảnh hưởng đến môi trường, mang lại điều tốt đẹp cho xã hội và đối xử tốt cho nhân viên chắc chắn sẽ chiếm cảm tình, và được khách hàng ưu tiên lựa chọn.

Cách tính điểm số ESG

Mỗi quốc gia, mỗi tổ chức xếp hạng sẽ có một hệ thống tính điểm ESG khác nhau do luật lệ, quy định, yêu cầu riêng của từng khu vực, lĩnh vực. Nhưng nhìn chung, họ sẽ dựa vào dữ liệu báo cáo ESG mà doanh nghiệp tự cung cấp, hồ sơ chứng khoán, cơ sở điều tra của chính phủ, nghiên cứu học thuật, truyền thông để phân tích và đánh giá.

Hiện nay trên thế giới có 2 phương pháp tính điểm ESG phổ biến:

1. Phương pháp định tính

Cách tính điểm số ESG này sẽ dựa trên thông tin mà tổ chức xếp hạng thu thập được qua khảo sát, kết hợp với các dữ liệu từ nguồn khác như chính phủ… Từ đó họ tổng hợp tất cả, phân tích bằng nhiều kỹ thuật khác nhau để cho ra kết quả chính xác nhất. Cách này giúp điểm số được chấm khách quan, không ảnh hưởng quan điểm cá nhân, chỉ dựa trên danh sách chỉ số phát triển bền vững.

2. Phương pháp định lượng

Phương pháp này tính điểm số ESG từ thông tin trong báo cáo ESG do chính công ty khai, dữ liệu này sẽ giúp tiết kiệm thời gian phân bổ vào 3 nhóm do báo cáo được yêu cầu theo tiêu chuẩn quốc tế. Tuy nhiên, chỉ dùng dữ liệu của doanh nghiệp có thể khiến kết quả thiếu khách quan, hoặc sai do kỹ thuật báo cáo của tổ chức chưa chính xác.

Điểm số ESG nằm trong khoảng từ 0 đến 100, dùng để phản ảnh hiệu quả của công ty, và dựa vào đó để xếp hạng chính xác giữa các đối thủ cùng ngành hoặc trên toàn khu vực. Trong đó, điểm ESG sẽ phân các doanh nghiệp thành 3 nhóm

  • Dưới 50: Kém

Nhóm này tập hợp các tổ chức không có phương pháp bền vững, hoặc có nhưng không hay, không hiệu quả. Một số doanh nghiệp ảnh hưởng xấu đến môi trường, đối xử bất công với nhân viên cũng bị xếp loại kém.

  • 50 – 70: Bình thường

Những doanh nghiệp này thực hiện đạt chuẩn các thông lệ và ít, hoặc không có tác động xấu đến môi trường, xã hội. Trong nhóm này, những vị trí top trên là những công ty cho thấy họ đang tích cực theo đuổi các mục tiêu ESG, và các mục tiêu đó đều quan trọng với thế giới.

  • Trên 70: Xuất sắc

Công ty thuộc nhóm này tuân thủ tốt các luật lệ, có các sáng kiến và cách thực hiện tốt nhất với những hạng mục ESG. Họ thậm chí không có hoặc ít các vấn đề nội bộ và ngoại bộ. 

Ngoài điểm số ESG, SOM HN cũng sẵn sàng giải đáp mọi thắc mắc khác liên quan đến chủ đề phát triển bền vững. Các thông tin chắt lọc và ví dụ thực tiễn sẽ được giảng dạy chi tiết trong Khóa học Thạc sĩ ESG tại AITCV. Hãy chia sẻ thông tin tại form bên dưới, chúng tôi sẽ sắp xếp đội ngũ liên hệ tư vấn thêm nhé.

Nhận tư vấn 

ĐĂNG KÝ NGAY!

Chỉ dành cho 50 ứng viên đăng ký sớm nhất. Để lại thông tin để giữ học bổng
Địa điểm học phù hợp