Chuyển đổi số: Vì đâu doanh nghiệp ngần ngại?

Cuộc cách mạng công nghệ 4.0 ra đời đã phá vỡ mọi ngành công nghiệp ở các quốc gia, tác động sâu rộng đến hệ thống sản xuất, vận hành, quản lý và quản trị của hầu hết các tổ chức trên thế giới. Nhiều doanh nghiệp mong muốn tiến tới chuyển đổi số, nhằm đạt nhiều mục đích khác nhau.

Tuy nhiên, “chuyển đổi số” sẽ là một hành trình chứ không phải là đích đến, bản chất là việc kết hợp các công nghệ hiện đại vào trong quá trình sản xuất, kinh doanh của tổ chức để tăng hiệu quả hoạt động doanh nghiệp, nâng cao trải nghiệm cho khách hàng và tạo được lợi thế cạnh tranh trên thị trường.

Doanh nghiệp không ngại chuyển đổi số, nhưng cần một lý do 

“Chuyển đổi số” sẽ không phải là một nhiệm vụ dễ dàng đối với doanh nghiệp khi sẽ phải xem xét, chuyển đổi toàn bộ dữ liệu mà họ đã thực hiện và lưu trữ trong nhiều năm. Trong khi đó, lãnh đạo doanh nghiệp cảm thấy hài lòng với các quy trình, chiến lược hiện tại, cũng như các dòng doanh thu dự kiến. 

Các công ty giữ chặt các hệ thống truyền thống của họ vì nhiều lý do, và tất nhiên không ai doanh nghiệp muốn thấy doanh nghiệp của mình thất bại. Nhiều tổ chức lo lắng rằng các nhân viên của họ có thể sẽ bất hợp tác và chống đối với những quyết định thay đổi. Họ băn khoăn liệu bấy giờ có phải là thời điểm phù hợp để áp dụng chuyển đổi mới hay không. Do dự là điều dễ hiểu, bởi lẽ những người ra quyết định là những người thấu hiểu và dành nhiều tâm huyết nhất cho doanh nghiệp, do đó luôn muốn đảm những quyết định đưa ra là những quyết định đúng đắn, giúp tổ chức đến gần hơn với thành công.

Hơn nữa, bất kỳ một sự thay đổi nào cũng luôn tiềm ẩn những rủi ro trong các vấn đề liên quan đến bảo mật, chi phí, cũng như tính hiệu quả của các phương thức mới so với các giải pháp hiện có. Vì vậy, thay vì chấp nhận rủi ro, các nhà lãnh đạo quyết định gắn bó với hiện tại, đồng nghĩa tiếp tục vận hành doanh nghiệp với những giải pháp công nghệ lỗi thời và không tối ưu hóa trải nghiệm. Điều này có thể khiến doanh nghiệp bị bó hẹp trong một giới hạn an toàn, trở nên tụt hậu và không tạo ra được những sự phát triển đột phá nhằm khẳng định vị thế trên thị trường.

Vì đâu doanh nghiệp do dự chuyển đổi số: Giải mã những quan niệm sai lầm

Chuyển đổi số không phải là một dự án công nghệ 

Nền móng cho một quá trình chuyển đổi số thành công không phải là công nghệ. Thực chất, con người mới là chủ thể trong quá trình này, bởi thế, chuyển đổi số bắt đầu từ con người chứ không phải công nghệ.

Chuyển đổi số đang mang đến cho doanh nghiệp một cơ hội để nhìn nhận rằng đâu mới là những nhân tố tạo sự khác biệt quan trọng trong chiến lược của một tổ chức. Rốt cuộc, chính con người là người quyết định cách thức sử dụng công nghệ và là người tạo ra nền tảng văn hóa thuận lợi để doanh nghiệp triển khai chuyển đổi số.

Do vậy, việc thay đổi và áp dụng công nghệ tiên tiến hơn vào quy trình là một điều hiển nhiên trong thời đại này, tuy nhiên mục đích cuối cùng cho mọi nỗ lực là để phục vụ cho sự cải tiến của con người trong quy trình làm việc.

Thay vì trói buộc suy nghĩ rằng công nghệ có thể giải quyết mọi thứ, thay vì mù quáng đổ tiền bạc cho những đổi mới không khả thi, doanh nghiệp nên tập trung vào việc xác định các vấn đề nội tại và đưa ra chiến lược phát triển cụ thể, đồng thời lý giải tại sao chuyển đổi số là bước đi giúp doanh nghiệp giải quyết đúng vấn đề. 

Chuyển đổi số không chỉ là cuộc chơi của các ông lớn

Những lối mòn tư duy truyền thống vẫn đang tạo ra những quan niệm sai lầm về chuyển đổi số. Bởi lẽ, từ trước tới nay, nhắc đến công nghệ và số hóa, chúng ta thường chỉ nghĩ đến những doanh nghiệp lớn, có tiếng và sở hữu tiềm lực kinh tế vững mạnh trên thị trường. Tư duy sai lầm về chi phí sử dụng công nghệ cũng đang là nỗi lo ngại của doanh nghiệp vừa và nhỏ khi đề cập tới chuyển đổi số.

Tuy nhiên, tại thị trường Việt Nam, thống kê cho thấy, có tới khoảng 98% doanh nghiệp đang hoạt động dưới quy mô vừa và nhỏ. Điều đó đồng nghĩa chính những doanh nghiệp vừa và nhỏ là nền tảng và trụ cột đảm bảo sự phát triển bền vững của nền kinh tế.

Muốn chuyển đổi số thành công, trước hết phải thay đổi tư duy lãnh đạo, từ cấp cao nhất là chủ doanh nghiệp cho tới các vị trí thấp nhất. Những bó hẹp trong suy nghĩ cản trở các doanh nghiệp truyền thống trên con đường hội nhập, khi mà các doanh nghiệp vẫn duy trì các hệ thống tổ chức, cơ chế vận hành và quy trình làm việc cũ, lỗi thời và ì ạch. Nếu không nhanh chóng đổi mới và nắm bắt thời cơ, doanh nghiệp rất dễ bị “đá phăng” khỏi đường đua như một quy luật đào thải tất yếu của xu thế.

Đi ngược xu hướng chuyển đổi số: Hậu quả của việc “không làm gì”

Doanh nghiệp suy yếu

Việc đi ngược xu hướng chuyển đổi số không chỉ gây tổn hại đến khả năng cạnh tranh mà còn có thể dẫn đến sự suy yếu nghiêm trọng của doanh nghiệp. Trong bối cảnh thị trường ngày càng phụ thuộc vào công nghệ, việc không cập nhật và tích hợp các giải pháp số hóa khiến doanh nghiệp mất đi khả năng đáp ứng nhanh chóng nhu cầu của khách hàng, tối ưu hóa quy trình và tiết kiệm chi phí. Hậu quả là doanh nghiệp trở nên lạc hậu, kém hiệu quả và mất dần thị phần vào tay các đối thủ đã thành công trong việc chuyển đổi số. Sự suy yếu này không chỉ ảnh hưởng đến doanh thu và lợi nhuận, mà còn làm giảm sức hấp dẫn đối với nhà đầu tư và khách hàng tiềm năng. 

Điều này về lâu dài có thể làm suy yếu doanh nghiệp, phá hỏng những nỗ lực gặt hái doanh thu và thành quả của doanh nghiệp. Doanh nghiệp do dự về chi phí cho sự thay đổi và có thể sẽ phải chấp nhận đánh đổi những ngần ngại ấy bằng những hệ lụy đắt giá hơn. 

Tụt hậu so với các đối thủ cạnh tranh

Việc không theo kịp xu hướng chuyển đổi số khiến doanh nghiệp dễ dàng tụt hậu so với các đối thủ cạnh tranh. Trong kỷ nguyên số hóa, các doanh nghiệp tiên phong sử dụng công nghệ hiện đại để tối ưu hóa quy trình, tăng cường khả năng tương tác với khách hàng và cải thiện hiệu suất kinh doanh.

Điều đó đồng nghĩa với việc nếu doanh nghiệp càng trì hoãn việc chuyển đổi số càng lâu thì sẽ càng thụt lùi so với đối thủ. Ngược lại, các doanh nghiệp khác sẽ chớp lấy thời cơ, giành lấy thị phần và tăng sức hấp dẫn đối với khách hàng và nhà đầu tư. 

Những quyết định muộn màng

Đến một giai đoạn nào đó, có thể là vài năm nữa, sau khi xu thế chuyển đổi số bắt đầu thâm nhập vào  hầu hết các doanh nghiệp, doanh nghiệp của bạn mới nhận ra được tầm quan trọng của chuyển đổi số. Một công ty cùng ngành có thể đã hoàn tất công cuộc chuyển đổi số và đã gặt hái được vô vàn thành công trong quy trình vận hành. Doanh nghiệp buộc phải đưa ra những quyết định vội vàng nhằm giải quyết ngay những nút thắt, nhưng những quyết định vội vàng thường không phải là những quyết định đúng đắn và sáng suốt nhất. Điều này có thể sẽ “ngốn” nhiều chi phí của doanh nghiệp, thậm chí dẫn đến những kết quả không như kỳ vọng. 

Trang bị ngay những kiến thức bài bản về chuyển đổi số để dẫn dắt doanh nghiệp vững bước trong thời đại mới cùng chương trình Thạc sĩ Phân tích kinh doanh và Chuyển đổi số tại AIT Việt Nam (dự kiến khai giảng tháng 10/2024). 

Nhận tư vấn 

ĐĂNG KÝ NGAY!

Chỉ dành cho 50 ứng viên đăng ký sớm nhất. Để lại thông tin để giữ học bổng
Địa điểm học phù hợp