Chuyển đổi số Doanh nghiệp: Thay đổi để hội nhập

“Sẽ có ít nhất 40% doanh nghiệp sẽ chết trong 10 năm tới nếu họ không tìm ra cách thay đổi để thích nghi với công nghệ mới.” (John Chambers – Cisco System)

Công nghiệp 4.0 ra đời đã và đang mở đường cho một kỷ nguyên công nghệ sẽ chuyển đổi căn bản nền sản xuất, tác động mạnh mẽ tới phương thức quản trị doanh nghiệp. Làm chủ công nghệ là một bài toán cấp thiết để hóa giải những thách thức của mọi doanh nghiệp trong bối cảnh cạnh tranh khốc liệt để tồn tại và phát triển ngày nay.

Ở thời đại công nghệ trở nên bùng nổ mạnh mẽ và có sức hút đặc biệt tới phần lớn chuyên gia từ mọi lĩnh vực ngành nghề, chuyển đổi số là xu hướng không thể đi ngược trong thời đại công nghệ lên ngôi.

Chuyển đổi số là gì?

Chuyển đổi số là quá trình thay đổi các quy trình hoạt động bằng việc triển khai và áp dụng công nghệ để nâng cao năng lực vận hành của doanh nghiệp. Mục tiêu của sự chuyển đổi này hướng đến nhiều yếu tố: 

  • Tự động hóa các quy trình, hạn chế các tác vụ lặp đi lặp lại để tiết kiệm thời gian và tiền bạc.
  • Thu thập và phân tích dữ liệu từ các quy trình để đưa ra các quyết định dựa trên dữ liệu.
  • Tối đa hóa trải nghiệm của nhân viên.
  • Tập trung lên kế hoạch chiến lược nhằm đem lại lợi nhuận cho doanh nghiệp.
  • Thay đổi trong phương thức hoạt động của các bộ phận, lữu trữ và xử lý dữ liệu để hỗ trợ giải quyết tất cả các nghiệp vụ.

Có thể bạn quan tâm: Thạc sĩ Phân tích Kinh doanh và Chuyển đổi số (BADT)

Quan niệm sai lầm về chuyển đổi số: Nhầm tưởng chuyển đổi số là số hóa 

Hiểu được tầm quan trọng của việc ứng dụng công nghệ thông tin trong lĩnh vực quản trị và điều hành doanh nghiệp, nhiều doanh nghiệp đang căng mình trên đường đua chuyển đổi số nhằm giành lấy lợi thế cạnh tranh và vị thế trên thị trường. Một sóo doanh nghiệp cho rằng, họ đã bắt tay vào quá trình chuyển đổi số, tuy nhiên trên thực tế, họ mới chỉ đang số hóa một số quy trình trong vận hành. Sự nhầm lẫn giữa hai thuật ngữ “số hóa” và “chuyển đổi số” có thể khiến doanh nghiệp “ảo tưởng” về năng lực của mình, từ đó có thể đưa ra những quyết định tai hại đưa doanh nghiệp đi vào “ngõ cụt”.

Số hóa – bước chuyển đổi các quy trình thủ công thành định dạng kỹ thuật số

Trước đây, khi chưa có sự xuất hiện của máy tính và Internet, mọi hồ sơ của doanh nghiệp được lưu trữ trên giấy hoặc sổ sách với bản viết tay. Khi số hóa trở thành xu hướng thì hầu hết các doanh nghiệp bắt đầu chuyển đổi tất cả các bản ghi trên giấy sang các file mềm trên máy tính và lưu trữ online. 

Số hóa là một phần của quá trình chuyển đổi số, giúp doanh nghiệp tinh giản những nỗ lực thủ công như nhập liệu, chi phí in ấn, diện tích lưu trữ cũng như hạn chế tình trạng thất lạc hoặc mất dữ liệu. 

Có thể thấy, nhờ có số hóa, việc tìm kiếm, chia sẻ và quản lý thông tin dữ liệu trở nên dễ dàng và tinh gọn hơn. Tuy nhiên, cách thức và quy trình sử dụng hệ thống thông tin đó vẫn được thiết kế và triển khai theo những phương pháp cũ. Do vậy, số hóa là giai đoạn nền tảng giúp doanh nghiệp tiến tới giai đoạn chuyển đổi số. 

Chuyển đổi số – thay đổi quy trình vận hành và mô hình tổ chức hoạt động 

Chuyển đổi số bao gồm cả giai đoạn số hóa, nghĩa là khi ấy, doanh nghiệp đã hoàn thiện số hóa dữ liệu. Chuyển đổi số tạo nên các quy trình tự động hóa, xóa bỏ chỗ đứng của những phương thức thủ công lạc hậu. Chính nó đã nâng cấp và tối ưu quy trình vận hành lên một cấp độ tiến bộ hơn, giúp doanh nghiệp giải mã tình trạng của các quy trình đang hiện hành. 

Hành trình chuyển đổi số đòi hỏi doanh nghiệp cần thấu hiểu các vấn đề nội tại, đồng thời thay đổi tư duy lãnh đạo và văn hóa làm việc của toàn bộ tổ chức, thống nhất và liên kết chặt chẽ toàn bộ quy trình từ cấp cao nhất tới cấp thấp nhất. Và tất nhiên, công nghệ sẽ giúp hành trình ấy trở nên nhanh chóng và dễ dàng hơn. 

Chuyển đổi số là kết quả của quá trình số hóa: tạo ra một tổ chức nhanh nhẹn và nhạy bén, có năng lực làm chủ công nghệ và sẵn sàng thích ứng với sự phát triển nhanh chóng của thời đại.

Vì vậy, trước khi quyết định tiến đến cách mạng chuyển đổi số ngành nhân sự nói riêng và doanh nghiệp nói chung, cần nhận thức đúng bản chất và cốt lõi của quá trình chuyển đổi số. Muốn chuyển đổi số thì doanh nghiệp phải bắt đầu từ chuyển đổi hệ thống nghiệp vụ, mà cốt lõi là thay đổi quy trình làm việc, cách thức tác nghiệp của những nghiệp vụ này. 

Chuyển đổi số: Một bước đi, vạn lợi ích

Đảm bảo hiệu suất làm việc

Chuyển đổi số trong doanh nghiệp bản chất là sự tương tác, giao thoa giữa công nghệ, con người và quy trình. Công nghệ đang ngày càng trở nên cần thiết trong bất kỳ khâu làm việc nào, là một công cụ hỗ trợ đắc lực đảm bảo hiệu quả công việc của nhân viên. Nhờ việc áp dụng hiệu quả công nghệ như AI, IoT, lưu trữ đám mây,… trong quản trị doanh nghiệp, các công việc nhàm chán lặp đi lặp lại được xóa bỏ thông qua tự động hóa. Tận dụng trí thông minh nhân tạo của công nghệ giúp đẩy nhanh năng suất làm việc và tối đa hóa sự tập chung chuyên môn quan trọng.  

Đơn giản và tiêu chuẩn hóa quy trình

Việc ứng dụng CNTT giúp các quy trình doanh nghiệp được tối ưu hóa để trở nên đơn giản trong cách tiếp cận và quản lý, giảm bớt các gánh nặng thủ công của các công việc hành chính, tạo ra môi trường làm việc minh bạch và hiệu quả hơn, phân tích dữ liệu hỗ trợ các công việc mang tính chiến lược dài hạn, kế hoạch kinh doanh nhằm đem về lợi nhuận cho doanh nghiệp.

Chiến thắng cuộc “giành giật” và giữ chân nhân tài

Nền kinh tế suy thoái khi tạo ra sức ép cho người lao động với làn sóng cắt giảm nhân sự, đồng thời đặt ra muôn vàn thách thức trong quá trình tuyển dụng và giữ chân nhân tài. Bởi lẽ, chuyển dịch nhân sự vốn hao mòn rất nhiều thời gian và chi phí, chưa đề cập tới vấn đề phải bảo đảm nhân sự đủ năng lực để thích nghi kịp thời với bối cảnh khủng hoảng. Tuy nhiên, khi đã nắm lợi thế công nghệ trong tay, doanh nghiệp không những giảm bớt thách thức trong tuyển dụng mà còn có cơ hội cải thiện hình ảnh thương hiệu của mình.

Đừng nghĩ cứ áp dụng công nghệ là thành công

Chuyển đổi số không còn chỉ là một xu hướng của tương lai, nó đang hiện hữu trên trường đua của rất nhiều doanh nghiệp. Khi không còn nắm giữ vai trò độc tôn và tiên phong, quá trình thay đổi này càng đặt ra cho doanh nghiệp vô số thách thức. Thành công hay thất bại lúc này phụ thuộc vào tư duy chiến lược của người đứng đầu doanh nghiệp, sự quyết liệt và cứng rắn trong việc triển khai và tiếp cận từ những chi tiết nhỏ nhất, hàng ngày, hàng giờ. Cùng với đó, văn hóa doanh nghiệp phải luôn được khuyến khích, nuôi dưỡng và sẵn sàng thích nghi với sự đổi mới.

Giống như cách Steve Jobs đã nói: “Công nghệ không là gì cả. Điều quan trọng là bạn có niềm tin vào mọi người, rằng họ là những người thông minh và đủ năng lực, và nếu bạn cung cấp cho họ công cụ, họ sẽ làm nên những điều tuyệt vời.”

Học bài bản với Chương trình Thạc sĩ Phân tích Kinh doanh và Chuyển đổi số (BADT)

Nhận biết được nhu cầu và xu hướng của thị trường, Chương trình Thạc sỹ quốc tế về Phân tích Kinh doanh và Chuyển đổi số (BADT) tại AIT Việt Nam được thiết kế nhằm nâng cao kỹ năng và kiến thức của các chuyên gia sử dụng phân tích kinh doanh như một động lực thay đổi doanh nghiệp và như một chất xúc tác để chuyển đổi số thành công.

Là chương trình thuộc trường SOM (School of Management) AIT đứng top #123 trường Đại học trên thế giới (QS Ranking) và #25 tại Châu Á, chương trình Thạc sĩ Phân tích Kinh doanh và Chuyển đổi số tại AIT hứa hẹn là sự đầu tư “đáng giá” cho sự nghiệp của bạn.

Liên hệ AIT Việt Nam ngay để được hỗ trợ trực tiếp.

Nhận tư vấn 

ĐĂNG KÝ NGAY!

Chỉ dành cho 50 ứng viên đăng ký sớm nhất. Để lại thông tin để giữ học bổng
Địa điểm học phù hợp