Business Analyst là vị trí nghề nghiệp được săn đón trong vài năm trở lại đây, không những bởi tầm quan trọng mà còn vì tiềm năng đem lại thu nhập cao tại các doanh nghiệp. Tuy nhiên, ở Việt Nam có khá ít trường đào tạo chuyên sâu về chuyên môn này, dẫn đến sự hoang mang của học viên khi quyết định lựa chọn theo học chương trình.
Business Analyst (BA) là gì?
Business Analyst (BA) được biết đến với tên gọi “Chuyên viên Phân tích Kinh doanh”, nhưng ở Việt Nam còn được gọi một cách phổ biến “Chuyên viên Phân tích Nghiệp vụ”. Giống như tên gọi, Business Analyst (BA) chịu trách nhiệm chính về phân tích, đánh giá toàn bộ quá trình kinh doanh của doanh nghiệp, từ đó xác định các vấn đề đang tồn tại và đề xuất các giải pháp hoặc định hướng phát triển.
Business Analyst (BA) thường được biết đến nhiều nhất trong ngành IT và các doanh nghiệp về công nghệ. Tuy nhiên, tốc độ chuyển đổi số đang diễn ra ngày càng nhanh chóng khiến cho business analyst được quan tâm và có vai trò quan trọng trong nhiều lĩnh vực như: tài chính ngân hàng, logistic, sản xuất,…
Chân dung của Business Analyst (BA) thường là người có kỹ năng giao tiếp tốt, khả năng phân tích sắc bén, có sự linh hoạt và hiểu biết sâu rộng về quy trình kinh doanh và công nghệ. Công việc thường ngày bao gồm:
- Thu thập và phân tích yêu cầu: Làm việc với các bên liên quan để thu thập và hiểu rõ yêu cầu kinh doanh.
- Phân tích quy trình và hệ thống: Xem xét và phân tích các quy trình hiện tại và hệ thống để xác định các cơ hội cải thiện.
- Thiết kế giải pháp: Đề xuất các giải pháp cải thiện quy trình và hệ thống dựa trên phân tích.
- Lập tài liệu: Tạo ra các tài liệu chi tiết về yêu cầu và giải pháp để hỗ trợ phát triển và triển khai.
- Hỗ trợ triển khai: Làm việc với đội ngũ phát triển và các bên liên quan khác để đảm bảo rằng các giải pháp được triển khai hiệu quả.
- Kiểm tra và xác nhận: Đảm bảo rằng các giải pháp được triển khai đáp ứng đầy đủ yêu cầu và mang lại giá trị cho doanh nghiệp.
Mức thu nhập của Business Analyst (BA) có cao không?
Theo báo cáo “Thị trường tuyển dụng 2023 và Nhu cầu tuyển dụng 2024” của TopCV, hành trình nghề nghiệp và cơ hội phát triển của một chuyên viên Business Analyst (BA) được chia thành 4 cấp độ: Entry Level, Junior, Senior và Manager. Lương của BA tương ứng với các cấp độ này như sau:
- Entry-level BA: Dành cho người mới ra trường hoặc có dưới 1-2 năm kinh nghiệm. Mức lương: 10 – 15 triệu đồng.
- Junior BA: Có từ 2-3 năm kinh nghiệm, có thể phân tích và viết tài liệu, báo cáo độc lập. Mức lương: 15 – 20 triệu đồng.
- Senior BA: Có từ 3-6 năm kinh nghiệm, kỹ năng phân tích thuần thục, giải quyết vấn đề tốt. Mức lương: 20 – 40 triệu đồng.
- Manager: Có trên 7-8 năm kinh nghiệm, là nhân sự cấp cao với mức lương từ 40 – 60 triệu đồng, có thể đạt đến 90 triệu đồng tại các tập đoàn lớn.
Lương của Business Analyst được đánh giá ở mức khá so với các ngành nghề khác và có xu hướng tăng nhanh trong những năm gần đây. Mặt khác, các yếu tố như kinh nghiệm, trình độ học vấn, vị trí địa lý, ngành nghề, và quy mô của công ty sẽ tạo nên sự chênh lệch giữa thu nhập của Business Analyst (BA):
- Kinh nghiệm và trình độ: Những BA có nhiều năm kinh nghiệm và trình độ chuyên môn cao, chẳng hạn như có bằng cấp chuyên môn hoặc chứng chỉ quốc tế thường có thu nhập cao hơn.
- Ngành nghề: Các ngành công nghệ thông tin, tài chính, ngân hàng và y tế thường trả lương cao hơn các ngành khác.
- Vị trí địa lý: Ở các thành phố lớn hoặc khu vực có chi phí sinh hoạt cao, mức lương của BA thường cao hơn.
- Quy mô và loại hình công ty: Các công ty lớn hoặc tập đoàn đa quốc gia thường trả lương cao hơn so với các công ty nhỏ hoặc startups.
- Cơ hội thăng tiến: BA có thể thăng tiến lên các vị trí quản lý, nơi mức lương và phúc lợi tốt hơn.
- Phúc lợi và thưởng: Ngoài lương cơ bản, BA có thể nhận được các lợi ích bổ sung như thưởng hiệu suất, dự án, cổ phần và các chương trình phúc lợi khác.
Nghề BA có tiềm năng mang lại thu nhập cao và cơ hội làm giàu, nhưng thành công còn phụ thuộc vào nỗ lực cá nhân và các yếu tố khác nhau.
Làm thế nào để đột phá thu nhập cho Business Analyst?
Tích lũy kinh nghiệm
Làm việc với các dự án đòi hỏi kỹ năng phân tích sâu rộng và giải quyết vấn đề phức tạp để nâng cao khả năng và tích lũy kinh nghiệm.
Mở rộng mạng lưới networking chuyên nghiệp
Tham gia các hội thảo và sự kiện ngành: Điều này giúp bạn kết nối với các chuyên gia trong ngành và có thể mở ra các cơ hội việc làm mới.
Tham gia các nhóm và cộng đồng chuyên môn: Tham gia câu lạc bộ, đội nhóm học thuật tại nơi làm việc, cộng đồng nghề BA để học hỏi và chia sẻ kinh nghiệm.
Nâng cao kỹ năng mềm
Kỹ năng giao tiếp: Kỹ năng giao tiếp tốt giúp BA trình bày ý tưởng rõ ràng và thuyết phục khách hàng và các bên liên quan.
Kỹ năng đàm phán: Biết cách đàm phán lương và phúc lợi có thể giúp bạn đạt được mức thu nhập cao hơn.
Nâng cao kỹ năng và trình độ chuyên môn
Học thêm các chứng chỉ chuyên môn: Học các chứng chỉ như CBAP (Certified Business Analysis Professional), PMP (Project Management Professional) có thể giúp bạn nâng cao uy tín và giá trị trong mắt nhà tuyển dụng.
Học thêm các kỹ năng kỹ thuật: Kỹ năng về SQL, phân tích dữ liệu, BI (Business Intelligence), và các công cụ phân tích khác như Tableau, Power BI.
Học chuyên sâu với chương trình thạc sĩ Quản trị kinh doanh và Chuyển đổi số (BADT) tại AIT Việt Nam.
Theo đuổi nghề BA một cách bài bản và có kiến thức nền tảng vững chắc với chương trình Thạc sĩ Phân tích kinh doanh và Chuyển đổi số (BADT) tại AIT Việt Nam. Là chuyên ngành nổi bật thuộc trường SOM (AIT) với vị trí xếp hạng thuộc top #150 các trường đại học trên thế giới, BADT đem tới cơ hội sở hữu bằng cấp quốc tế và tham gia mạng lưới doanh nhân 26.000+ cựu học viên AIT trên toàn cầu. Học viên tốt nghiệp từ chương trình sẽ có khả năng dẫn dắt các dự án phân tích kinh doanh và chuyển đổi số trong nhiều ngành nghề.
Chương trình thạc sĩ Quản trị kinh doanh và Chuyển đổi số (BADT) tại AIT Việt Nam dự kiến khai giảng tháng 10/2024. Tham khảo ngay.